Chủ tịch UBND TP Cần Thơ vừa giao Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố chủ trì, phối hợp Chủ tịch UBND quận, huyện, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường quản lý hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa danh lam thắng cảnh theo yêu cầu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Chợ nổi được hình thành và phát triển trong khoảng thời gian công cuộc khẩn hoang miền Nam tương đối hoàn tất. Lúc bấy giờ, phố chợ mọc lên, đường sá rộng mở, người ta bắt đầu có nhu cầu buôn bán, trao đổi hàng hóa. Thế là chợ búa hình thành, thế nhưng địa hình ở ÐBSCL lắm sông nhiều rạch nên ngoài những ngôi chợ nhóm họp trên bờ, ở dưới sông ghe xuồng cũng tụ lại để giao thương, dần dần hình thành khu chợ trên sông - nét văn hóa đặc trưng của cư dân vùng sông nước Cửu Long.
“Ăn nói” - ăn đi liền với nói. Bên cạnh chuyện nói, thì chuyện ăn cũng góp phần làm nên cốt cách của một con người, suy rộng ra là làm nên bản sắc địa phương. Suốt quá trình khai khẩn, định cư lập nghiệp và gắn bó với vùng đất, người miền Tây định hình cho mình nếp ăn uống đặc trưng, hào sảng, với những sáng tạo từ cây nhà, lá vườn, con cá dưới sông, con cua trên đồng.
Triển lãm chuyên đề “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh” kể những câu chuyện đầy tự hào và hấp dẫn về Chiến thắng Điện Biên Phủ. Trong đó, có nhiều câu chuyện về tấm lòng của quân và dân miền Tây sông nước hướng về “Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt. Máu trộn bùn non. Gan không núng. Chí không mòn!”.
Trong khuôn khổ Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XI năm 2024, bộ sưu tập (BST) trang phục làm từ bánh dân gian và chiếc “đầm công chúa bánh xèo” của nhà thiết kế (NTK) Nguyễn Minh Công là một trong những hoạt động điểm nhấn thu hút du khách.
Trong nhiều lần tổ chức Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ (DGNB), Hội thi Bánh DGNB là một trong điểm nhấn không thể thiếu. Hội thi không chỉ là sân chơi để nghệ nhân giới thiệu các loại bánh gia truyền, đặc sản quê nhà mà còn là không gian kết nối, lan tỏa tình yêu chiếc bánh quê đến du khách gần xa. Những chiếc bánh không chỉ mang tinh túy truyền thống mà còn được sáng tạo, góp phần làm nên sức hút mới cho bánh DGNB.
Nhà cổ Bình Thủy có tên gọi chính thức là Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia Nhà thờ họ Dương, được xây dựng từ năm 1870, tọa lạc tại quận Bình Thủy, TP Cần Thơ. Đây là một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến trúc phương Tây trên nền của văn hóa phương Đông.
Ở khu nghỉ dưỡng CASA ECO Mekong (quốc lộ 91B, phường Thới An Ðông, quận Bình Thủy), có 3 ngôi nhà cổ Nam Bộ tuổi đời trăm năm, vẫn còn rất nguyên vẹn, được tôn tạo cẩn thận. Ðây không chỉ là điểm tham quan của nhiều du khách mà còn là bối cảnh của nhiều bộ phim truyền hình, video ca nhạc.
Ngành Văn hóa thành phố đã phối hợp nhiều địa phương, đơn vị thực hiện các mô hình, cách làm hay góp phần xây dựng người Cần Thơ “Trí tuệ - Năng động - Nhân ái - Hào hiệp - Thanh lịch” trong môi trường học đường.
Tập tục thờ cúng tổ tiên có lịch sử lâu đời và chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của dân tộc ta. Việc thờ cúng tổ tiên, một mặt biểu thị lòng hiếu kính, khiến con cháu biết giữ lấy lòng báo đáp, tưởng nhớ nguồn gốc và thủ nghĩa uống nước nhớ nguồn; mặt khác tổ tiên được tín ngưỡng như một trong các gia thần có công năng giám sát và phù hộ cho con cháu(1).