Xây dựng, phát triển văn hóa đọc là một trong những chủ trương lớn, có ý nghĩa chiến lược của Ðảng, Nhà nước ta. Phát triển văn hóa đọc cũng là góp phần phát triển nguồn nhân lực, vốn tri thức, khả năng hội nhập của người Việt Nam trong kỷ nguyên số. Tại TP Cần Thơ, việc phát triển phong trào đọc sách, văn hóa đọc rất được chú trọng, trong đó có nhiều hoạt động hướng đến giới trẻ, học sinh, sinh viên...
Hội Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh vừa tổ chức tổng kết Trại sáng tác mỹ thuật tại Cần Thơ và trưng bày kết quả sáng tác của các tác giả. Trại sáng tác mỹ thuật tại Cần Thơ được tổ chức từ ngày 10 đến 18-4-2023.
Lễ hội dân gian ở nước ta nói chung mang đậm lễ nghi nông nghiệp, phản ánh nhận thức của con người từ buổi sơ khai. Đồng thời, lễ hội dân gian còn mang giá trị xã hội, đó là tạo sự cân bằng tâm lý cho con người.
Theo nhận định của các chuyên gia và nhà quản lý, các ngành công nghiệp văn hóa (CNVH) giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam trong tương lai. CNVH còn có vai trò then chốt trong thúc đẩy bảo tồn, phát triển bản sắc văn hóa và hội nhập quốc tế. Việc khơi thông nguồn lực để phát triển CNVH ở TP Cần Thơ đặt ra nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức.
Ngay từ Sắc lệnh số 65/SL - Sắc lệnh đầu tiên của Nhà nước ta về bảo tồn di sản văn hóa, do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 23-11-1945 (từ năm 2005 ngày này được Thủ tướng Chính phủ quyết định lấy làm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam), đã khẳng định: “Bảo tồn cổ tích là công việc rất quan trọng và cần thiết trong công cuộc kiến thiết nước Việt Nam”. Đó cũng là kim chỉ nam trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa ở TP Cần Thơ, tạo nguồn lực nội sinh để phát triển.
“Hạnh phúc của con người không phải chỉ ở chỗ nhiều tiền, lắm của, ăn ngon, mặc đẹp, mà còn ở sự phong phú về tâm hồn, được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021. TP Cần Thơ với đặc thù văn hóa, đã và đang có nhiều giải pháp tích cực trong góp phần xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới.
Ở Tây Nam Bộ, mỗi gia đình thường có bàn thờ Thiên ở phía trước, gọi là bàn Ông Thiên hay bàn Thông Thiên. Đây là hình thức thờ cúng Ông Trời theo quan niệm dân gian. Nơi bàn Ông Thiên, gia chủ dán hai tờ giấy đỏ, một ngang và một dọc, có dòng chữ “Nghinh xuân tiếp phước” và “Thiên quan tứ phước”. Bên cạnh đó, ở một vị trí cao ráo trên cửa nhà, họ treo một lá bùa giấy đỏ. Đầu mỗi năm, lá bùa trên cửa và hai tờ giấy trên bàn Ông Thiên được gỡ xuống và thay mới.
Tập quán cư trú theo làng xã - nơi lấy ngành nghề và quan hệ huyết thống làm đầu - của người Việt thay đổi khi theo bước chân những người đến Tây Nam Bộ khẩn hoang. Vì điều kiện môi trường sinh thái và xã hội đặc trưng của vùng đất, những người đi khẩn hoang không thể duy trì thói quen cư trú như ở quê nhà. Trong đó, việc lựa chọn địa bàn cư trú có ý nghĩa rất quan trọng, bởi an cư mới lạc nghiệp.
Táo quân (còn được gọi là Ông Táo, Thần Bếp) là vị gia thần được thờ phổ biến ở hầu hết gia đình người Việt Nam. Tín ngưỡng dân gian tin rằng đây là vị thần có vai trò rất quan trọng trong việc giữ gìn củi lửa và ghi chép công tội của gia chủ để cuối năm trình báo với Ngọc Hoàng. Trong những ngày cuối năm Nhâm Dần, xin kể những sự tích Táo Quân được lưu truyền trong dân gian và ý nghĩa sự tích Ông Táo của nước ta.