Đề án


Cỡ chữ: +A | -A | Bản in
Đề án bảo vệ người tiêu dùng đối với lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm đến năm 2015, định hướng đến năm 2020
Ngày đăng: 15/11/2012

Lượt xem:


1. Mục tiêu:

a) Mục tiêu chung: tăng cường năng lực thực thi pháp luật của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước đảm bảo hiệu lực và hiệu quả quản lý chất lượng, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, cung cấp nguồn thực phẩm chất lượng, an toàn cho thị trường nội địa và đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm nông lâm thủy sản chất lượng cao.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Kiện toàn bộ máy tổ chức và đào tạo đội ngũ cán bộ đủ năng lực thực hiện công tác quản lý nhà nước về chất lượng VSATTP nông lâm sản và thủy sản ở địa phương;

- Đảm bảo toàn diện năng lực thực thi pháp luật về chất lượng, VSATTP nông lâm sản và thủy sản từ thành phố đến quận, huyện;

- Quản lý chất lượng, đảm bảo VSATTP được thực hiện đầy đủ, hiệu lực, hiệu quả ở tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất nông lâm, thủy sản;

- Xã hội hóa mô hình sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất nông lâm sản, thủy sản tạo sản phẩm an toàn, tăng hiệu quả sản xuất, tham gia thị trường xuất khẩu. Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông lâm thủy sản;

- Duy trì, mở rộng các vùng tập trung với các sản phẩm nông sản phù hợp VietGAP, VietGAHP, Global GAP.

2. Nhiệm vụ:

- Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý, hệ thống thanh tra chuyên ngành, hệ thống kiểm nghiệm và dịch vụ kỹ thuật về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm nông lâm sản và thủy sản từ thành phố đến quận, huyện;

- Đẩy mạnh xã hội hóa các tổ chức dịch vụ về chất lượng, VSATTP nông lâm sản và thủy sản.

3. Tiến độ và giải pháp thực hiện:

a) Tiến độ

- Giai đoạn từ năm 2011 - 2015:

+ Xây dựng và tổ chức chương trình phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật và kiến thức VSATTP nông lâm sản và thủy sản;

+ Đào tạo, tăng cường nguồn nhân lực về quản lý chất lượng, VSATTP nông lâm sản và thủy sản: Thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực về quản lý chất lượng, VSATTP nông lâm sản và thủy sản trên cơ sở khảo sát, đánh giá, tập hợp nhu cầu đào tạo ngắn hạn và dài hạn đối với từng lĩnh vực và chuyên ngành;

+ Xây dựng chế độ kiểm tra đột xuất, định kỳ điều kiện đảm bảo ATVSTP các cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản; kiểm tra chứng nhận chất lượng sản phẩm nông lâm sản và thủy sản tiêu thụ nội địa và xuất khẩu; tổ chức thanh kiểm tra theo kế hoạch;

+ Đầu tư xây dựng phòng kiểm nghiệm trang thiết bị về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản của ngành nông nghiệp.

- Giai đoạn 2016-2020:

+ Tiếp tục thực hiện và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục phát luật về đảm bảo VSATTP nông lâm sản và thủy sản;

+ Tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực về VSATTP nông lâm sản và thủy sản, tiếp các hoạt động bồi dưỡng, đào tạo cán bộ;

+ Tiếp tục đầu tư nâng cao phòng kiểm nghiệm chất lượng VSATTP nông lâm sản và thủy sản;

+ Đánh giá tình hình triển khai đề án giai đoạn 2011-2015, đề xuất và triển khai các biện pháp phát triển hệ thống đảm bảo hiệu quả quản lý.

b) Các giải pháp thực hiện:

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật:

+ Tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức ATVSTP giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng trong vấn đề đảm bảo VSATTP;

+ Đẩy mạnh công tác tập huấn nông, ngư dân nuôi trồng và sản xuất các loại nông sản sạch, an toàn, ngay từ khâu sản xuất giống, sản xuất thức ăn phục vụ cho chăn nuôi; sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật phục vụ cho trồng trọt. Hướng dẫn, hỗ trợ cho nông dân áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt đảm bảo chất lượng, VSATTP;

+ Thu hút sự tham gia của toàn thể xã hội trong cuộc vận động, nâng cao nhận thức VSATTP, đặc biệt là vệ sinh thường thức, vệ sinh cá nhân, vệ sinh trong môi trường tiêu dùng và sản xuất- kinh doanh thực phẩm.

- Tăng cường công tác tổ chức và thực thi pháp luật:

+ Đào tạo nguồn nhân lực về quản lý chất lượng VSATTP nông, lâm sản và thủy sản cho từng quận, huyện;

+ Xây dựng kế hoạch về quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản theo từng năm. Tổ chức thực hiện kế hoạch và các chương trình mục tiêu về chất lượng nông lâm thủy sản, kiểm tra giám sát quá trình thực hiện của cơ quan quản lý cấp huyện, xã;

+ Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra việc chấp hành về đảm bảo VSATTP trong toàn bộ quá trình sản xuất cung ứng thực phẩm nông lâm sản và thủy sản. Thực hiện chế độ miễn giảm kiểm tra đối với các cơ sở duy trì tốt điều kiện đảm bảo VSATTP song song với chế độ kiểm tra giám sát tăng cường đối với các cơ sở vi phạm;

+ Kiểm tra, công nhận điều kiện đảm bảo VSATTP các cơ sở, vùng nuôi, trồng, thu hoạch, đánh bắt, giết mổ, vận chuyển, chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản. Kiểm tra, chứng nhận  chất lượng VSATTP nông, lâm, thủy sản tiêu thụ nội địa;

+ Xây dựng phòng kiểm nghiệm chất lượng nông lâm sản và thủy sản tại Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản thành phố Cần Thơ;

+ Nghiên cứu, thực hiện các biện pháp kiểm soát chất lượng, VSATTP theo yêu cầu của thị trường góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản;

   + Kiểm soát chặt chẽ chất lượng nguyên liệu nông lâm sản và thủy sản nhập khẩu phục vụ sản xuất thực phẩm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

4. Nhu cầu kinh phí đảm bảo thực hiện Đề án:

a) Tổng kinh phí: 41,220 tỷ đồng (Bốn mươi mốt  tỷ hai trăm hai chục triệu đồng).

b) Phân kỳ đầu tư và thực hiện Đề án:

- Giai đoạn 2011-2015: 33,020 tỷ đồng; trong đó, Ngân sách trung ương 21,251 tỷ đồng; Ngân sách địa phương 11,769 tỷ đồng.

+ Xây dựng và tổ chức chương trình phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật và kiến thức VSATTP nông lâm sản và thủy sản: 1,502 tỷ đồng;

+ Tăng cường nguồn nhân lực về quản lý chất lượng VSATTP nông lâm sản và thủy sản: 0,580 tỷ đồng;

+ Đầu tư xây dựng phòng kiểm nghiệm và trang thiết bị: 29,938  tỷ đồng;

+ Xây dựng chế độ kiểm tra đột xuất, định kỳ điều kiện đảm bảo ATVSTP các cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản; kiểm tra chứng nhận chất lượng sản phẩm nông lâm sản và thủy sản tiêu thụ nội địa và xuất khẩu; tổ chức thanh kiểm tra theo kế hoạch: 1 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2016-2020: 8,200 tỷ đồng; trong đó: Ngân sách trung ương 4,350 tỷ đồng; Ngân sách địa phương 3,850 tỷ đồng.

       + Tiếp tục thực hiện và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục phát luật về đảm bảo VSATTP nông lâm sản và thủy sản: 2 tỷ đồng;

       + Tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực về VSATTP nông lâm sản và thủy sản, các hoạt động bồi dưỡng, đào tạo cán bộ: 0,2 tỷ đồng;

+ Tiếp tục đầu tư nâng cao phòng kiểm nghiệm chất lượng VSATTP nông lâm sản và thủy sản: 5 tỷ đồng;

       + Xây dựng chế độ kiểm tra đột xuất, định kỳ điều kiện đảm bảo ATVSTP các cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản; kiểm tra chứng nhận chất lượng sản phẩm nông lâm sản và thủy sản tiêu thụ nội địa và xuất khẩu; tổ chức thanh kiểm tra theo kế hoạch: 1 tỷ đồng.

 


Quyết định số 1359/QĐ-UBND


Các tin khác:
TP Cần Thơ: Xây dựng “Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị”  (17/06/2022)
Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn TP Cần Thơ  (27/05/2022)
Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục thành phố Cần Thơ đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030  (13/05/2022)
Thí điểm Đề án phát triển kinh tế ban đêm tại quận Ninh Kiều  (30/04/2022)
Cần Thơ: Phê duyệt Đề án “Phát triển du lịch nông nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”  (23/02/2022)

c8152a0b-3cb1-4405-b5a3-5b2c05119786

Tiêu đề bài viết: Đề án bảo vệ người tiêu dùng đối với lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Nội dung như sau: . Theo tác giả: Quyết định số 1359/QĐ-UBND .

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng:

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang