Đề án


Cỡ chữ: +A | -A | Bản in
Đề án Đẩy mạnh khuyến công phát triển làng nghề, ngành nghề công nghiệp nông thôn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2010-2015
Ngày đăng: 15/11/2012

Lượt xem:


I. Tên Đề án: Đẩy mạnh khuyến công phát triển làng nghề, ngành nghề công nghiệp nông thôn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2015.


II. Phạm vi và thời gian thực hiện: thành phố Cần Thơ, hiệu lực đến năm 2015. 


III. Nội dung chính:


1. Quan điểm
- Nâng cao nhận thức của người dân về tính cần thiết phải giữ gìn và phát triển các sản phẩm đặc trưng, truyền thống của địa phương, của làng nghề, ngành nghề công nghiệp nông thôn đã được đúc kết lâu đời qua lao động sản xuất của người dân địa phương. 

- Vận động cộng đồng dân cư, người lao động tận dụng nguồn nguyên liệu có tại địa phương và khuyến khích, ủng hộ tính sáng tạo của nghệ nhân, thợ giỏi tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo, đặc trưng của làng nghề, ngành nghề công nghiệp nông thôn.


2. Mục tiêu:
a) Mục tiêu tổng quát:
Động viên và huy động các nguồn kinh phí của trung ương, của địa phương và các nguồn đóng góp, tài trợ nhằm khuyến khích tổ chức, cá nhân khởi sự doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tạo ra sự đa dạng phong phú, vừa giữ vững tính truyền thống, vừa gắn kết tính độc đáo của sản phẩm làng nghề, ngành nghề công nghiệp nông thôn làm tăng giá trị, mở rộng thị trường và xuất khẩu hàng hóa góp phần tăng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của địa phương.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng từ 02 đến 04 địa bàn có nghề truyền thống và ngành nghề công nghiệp nông thôn theo tiêu chí làng nghề;
- Phát triển từ 03 đến 05 địa bàn có nghề truyền thống và ngành nghề công nghiệp nông thôn gắn với hoạt động du lịch;

- Giá trị sản xuất của làng nghề, ngành nghề công nghiệp nông thôn chiếm từ 10 - 12% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp thành phố Cần Thơ và tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 13%.


3. Định hướng đẩy mạnh khuyến công phát triển làng nghề, ngành nghề công nghiệp nông thôn:
- Cần làm tốt công tác truyền nghề vận động và tranh thủ các nguồn kinh phí phục vụ phát triển các nghề thủ công truyền thống đang dần bị mai một nhưng có khả năng cạnh tranh, hỗ trợ các đề án, dự án tạo bước độ phá phát triển công nghiệp nông thôn gắn với hoạt động của làng nghề và tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn phù hợp với quy hoạch đô thị, phân bổ dân cư, đảm bảo hài hòa với ngành kinh tế khác, không làm thiệt hại, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và các yếu tố bền vững về ổn định kinh tế - xã hội an ninh quốc phòng của địa phương.
- Hỗ trợ các đề án, dự án khôi phục, phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, sử dụng nguồn lao động, nguồn nguyên liệu tại chỗ và sản phẩm thị trường có nhu cầu; đẩy mạnh hỗ trợ các đề án, dự án ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm khai thác nguồn nguyên liệu, sử dụng lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến khả năng sáng tạo, đa dạng mẫu mã những sản phẩm có lợi thế góp phần nâng tính cạnh tranh của sản phẩm làng nghề, ngành nghề công nghiệp nông thôn.             
- Hỗ trợ tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, công nhận nghệ nhân, hội thi thợ giỏi, hội thi sáng tạo sản phẩm mới và hỗ trợ đăng ký, bảo hộ thương hiệu, xúc tiến quảng bá sản phẩm làng nghề, ngành nghề công nghiệp nông thôn.
- Phát triển các sản phẩm thủ công, thủ công mỹ nghệ, chế biến lương thực thực phẩm như: dệt chiếu, đan lưới cá, lợp tép, làm nhang, làm bánh tráng, cơm rượu, nấu rượu… tạo ra sản phẩm đặc trưng của làng nghề, ngành nghề công nghiệp nông thôn để phối hợp các ngành, đơn vị xây dựng tour, tuyến du lịch gắn với làng nghề, ngành nghề công nghiệp nông thôn và đáp ứng yêu cầu làm tặng phẩm khách du lịch.

Hỗ trợ truyền nghề, du nhập nghề mới phù hợp với đặc điểm địa phương đối với những vùng lao động tập trung, các khu dân cư vượt lũ, lao động nông nhàn để phát triển nghề theo hướng “mỗi làng một nghề”.


4. Nhu cầu đầu tư:

Tổng kinh phí thực hiện Đề án giai đoạn 2010-2015 là 13.825 triệu đồng; trong đó:
- Kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ: 1.275 triệu đồng;
- Kinh phí khuyến công địa phương (thuộc ngân sách thành phố) hỗ trợ: 6.500 triệu đồng;
- Kinh phí khác, kinh phí đóng góp của làng nghề, cơ sở công nghiệp nông thôn: 6.050 triệu đồng;
Phân bổ kinh phí thực hiện các nội dung hoạt động khuyến công như sau:
- Hỗ trợ tổ chức cá nhân khởi sự doanh nghiệp, tăng cường khả năng kinh doanh 02 lớp/năm, kinh phí 250 triệu đồng (kinh phí khuyến công địa phương);
- Hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao tay nghề và truyền nghề tiểu thủ công nghiệp cho lao động làng nghề, ngành nghề công nghiệp nông thôn (500 lao động được nâng cao tay nghề và 1.000 lao động được truyền nghề), kinh phí 875 triệu đồng (kinh phí khuyến công địa phương);
- Hỗ trợ kỹ thuật và thiết bị công nghệ, nâng cao, chất lượng, đa dạng sản phẩm, 5 mô hình/năm, kinh phí 6.600 triệu đồng (trong đó: kinh phí khuyến công quốc gia 1.150 triệu đồng, kinh phí khuyến công địa phương 450 triệu đồng, đóng góp 5.000 triệu đồng);
- Hỗ trợ cung cấp thông tin, tìm đối tác kinh doanh, tham gia hội chợ, triển lãm, trưng bày sản phẩm, kinh phí 2.985 triệu đồng (trong đó: kinh phí khuyến công địa phương 2.235 triệu đồng, đóng góp 750 triệu đồng);
- Hỗ trợ nghiên cứu học tập kinh nghiệm quản lý và mô hình sản xuất kinh doanh, kinh phí 800 triệu đồng (trong đó: kinh phí khuyến công địa phương 625 triệu đồng, kinh phí khuyến công quốc gia 125 triệu đồng, đóng góp 300 triệu đồng); 

- Hỗ trợ hội nghị, hội thảo, tập huấn chuyên đề, thành lập hiệp hội và hoạt động khuyến công, kinh phí 815 triệu đồng (kinh phí khuyến công địa phương).


5. Các giải pháp thực hiện:
a) Giải pháp về mặt bằng và xây dựng kết cấu hạ tầng:
- Triển khai Chương trình Phát triển khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 làm cơ sở cho mặt bằng sản xuất của làng nghề và ngành nghề công nghiệp nông thôn nhất là các ngành nghề hiện đang gây ô nhiễm môi trường và đan xen trong khu dân cư.
- Quá trình thực hiện chương trình phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp – nông thôn cần gắn kết với đầu tư hạ tầng làng nghề, ngành nghề công nghiệp nông thôn.
- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tiếp cận chủ trương, chính sách của nhà nước về đầu tư phát triển ngành nghề nông thôn và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng làng nghề, cụm cơ sở ngành nghề nông thôn.
b) Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:
- Lồng ghép các chương trình, dự án, đề án quốc gia và địa phương để hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao tay nghề, đào tạo và truyền nghề; khuyến khích người lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất; nhằm giải quyết nguồn lao động tại chỗ, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống lao động nông thôn; tăng cường công tác hỗ trợ bồi dưỡng, đào tạo kiến thức quản trị kinh doanh, maketing cho người quản lý, kiến thức về kỹ thuật và thiết kế mẫu mã sản phẩm cho thợ thủ công tại các cơ sở công nghiệp nông thôn và làng nghề.
- Có chính sách thu hút thợ giỏi, nghệ nhân nhằm phát triển các sản phẩm có chất lượng mang tính đặc trưng, truyền thống của địa phương và du nhập nghề mới phù hợp với điều kiện của địa phương; hỗ trợ tổ chức hội thi thợ giỏi, nghệ nhân và bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu các cấp.
c) Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đổi mới thiết bị công nghệ:
Thông qua các chương trình, dự án nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ và phối hợp các hoạt động khyến công, khuyến nông, khuyến ngư… hỗ trợ làng nghề, ngành nghề công nghiệp nông thôn, xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ và thiết bị máy móc hiện đại, bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo và tư vấn khuyến công góp phần nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm.
d) Về tài chính tín dụng:
Từ nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế của Trung ương và địa phương thuộc chương trình khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư để hỗ trợ làng nghề và ngành nghề công nghiệp nông thôn địa phương; khuyến khích đóng góp vốn của cộng đồng, tổ chức, hộ gia đình và các thành phần kinh tế đầu tư phát triển làng nghề, ngành nghề công nghiệp nông thôn  tại địa phương; tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận dễ dàng với các nguồn vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước, các hình thức cho vay đầu tư với những ngành nghề ưu đãi, hình thức miễn giảm thuế, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư hoặc bảo lãnh, tái bảo lãnh đầu tư.
e) Về xúc tiến thương mại và hội nhập kinh tế:
- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ làng nghề, cơ sở công nghiệp nông thôn, quảng bá tìm đối tác sản xuất kinh doanh, tiếp thị sản phẩm, nắm bắt thị trường, trao đổi kinh nghiệm, định hướng sản phẩm, đa dạng sản phẩm, nâng giá trị sản phẩm, tham gia hội thi sáng tạo, bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, nghệ nhân, thợ giỏi các cấp, xây dựng thương hiệu, xuất xứ hàng hóa và bảo trợ sở hữu trí tuệ.
- Khai thác lợi thế kinh tế miệt vườn sông nước của địa phương tổ chức những điểm trưng bày, trình diễn sản xuất sản phẩm của làng nghề, ngành nghề công nghiệp nông thôn gắn kết với chương trình dịch vụ du lịch của địa phương cũng như hình thành tuyến du lịch làng nghề góp phần giới thiệu, quảng bá sản phẩm làng nghề đến khách du lịch và người tiêu dùng.
f) Khuyến khích phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm tăng thu nhập cho lao động.
Hỗ trợ, bồi dưỡng, đào tạo khởi sự doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản lý, quản trị doanh nghiệp và tăng cường khả năng kinh doanh, khuyến khích hình thành tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp của làng nghề, công nghiệp nông thôn. 


Quyết định số 3653/QĐ-UBND


Các tin khác:
TP Cần Thơ: Xây dựng “Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị”  (17/06/2022)
Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn TP Cần Thơ  (27/05/2022)
Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục thành phố Cần Thơ đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030  (13/05/2022)
Thí điểm Đề án phát triển kinh tế ban đêm tại quận Ninh Kiều  (30/04/2022)
Cần Thơ: Phê duyệt Đề án “Phát triển du lịch nông nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”  (23/02/2022)

d3264d73-5b43-43de-adc0-7b67f717777b

Tiêu đề bài viết: Đề án Đẩy mạnh khuyến công phát triển làng nghề, ngành nghề công nghiệp nông thôn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2010-2015. Nội dung như sau: . Theo tác giả:

Quyết định số 3653/QĐ-UBND

.

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng:

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang