Chiến thắng Ðiện Biên Phủ ngày 7-5-1954 là sự kiện “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, ghi trang sử oai hùng trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của dân tộc Việt Nam. Nhiều hiện vật về Chiến thắng Ðiện Biên Phủ đến nay vẫn còn được lưu giữ, bảo quản, giúp thế hệ hôm nay và bạn bè quốc tế hiểu hơn về truyền thống của nước ta.
“Ðề cương về văn hóa Việt Nam” do đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo và được thông qua tại Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương, tháng 2-1943. 80 năm qua, những nội dung, giá trị cốt lõi của Ðề cương được Ðảng ta không ngừng kế thừa, vận dụng và phát triển để từng bước hoàn thiện tư duy lý luận và nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ.
Sơ thời, ngày 1-1-1868, huyện Phong Phú được sáp nhập với vùng Bãi Sào/Xàu (Sóc Trăng) lập thành quận, lập Tòa bố tại Sa Ðéc. Hạt Sa Ðéc (phủ Tân Thành) đặt lỵ sở tại Sa Ðéc gồm 3 huyện: Vĩnh An, An Xuyên và Phong Phú. Trong đó, huyện Phong Phú được phân cấp hành chính cơ sở gồm 8 tổng (3 tổng cũ, 5 tổng mới phía Nam sông Hậu). Vào thời điểm này ở huyện Phong Phú có 5 chợ chính là: Cần Thơ, Ô Môn, Bình Thủy, Trà Niềng và Cái Răng.
“Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 được chia làm 3 đợt: đợt 1: từ ngày 30-1 (đêm trước giao thừa) đến ngày 25-2; đợt 2: từ ngày 5-5 đến 16-6; đợt 3: từ ngày 13-8 đến ngày 30-9-1968. Trong đợt 1, quân dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 10.000 tên địch; phá hủy và bắn rơi 150 máy bay các loại; phá hủy 8 khẩu pháo, 50 xe quân sự và thiết giáp; giải phóng 10 xã với hơn 20.000 dân…” Trích “Lịch sử Ðảng bộ TP Cần Thơ tập III (1954-1975)”
Năm 1936, nhận thấy tình hình thế giới và trong nước có nhiều thuận lợi cho ta : ở Pháp, mặt trận nhân dân thắng cử và lên nắm quyền, ban bố một số cải cách đối với thuộc địa, theo đó, nhiều cán bộ, đảng viên của ta bị giam ở ở nhà tù đế quốc được thả về; Ban chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị Trung ương lần thứ nhất (26/7/1936) ở Thượng Hải (Trung Quốc) để bàn về đường lối và chủ trương đấu tranh trong giai đoạn cách mạng mới. HộI nghị chủ trương thành lập “Mặt trận nhân dân phản đến Đông Dương” tức “Mặt trận dân chủ Đông Dương”.
Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, tình hình trong nước hết sức rối ren, cuộc sống của nhân dân càng thêm thống khổ bởi chính sách đàn áp, vơ vét của Nhật. Trước tình hình đó, Ban Thường vụ Trung ương Đảng chủ trương “Đánh đuổi Pháp - Nhật” , phát động phong trào chống Nhật cứu nước, tạo cao trào cho tổng khởi nghĩa. Tỉnh ủy Cần Thơ gấp rút xây dựng Mặt trận Dân tộc Thống nhất, nhanh chóng tập hợp lực lượng nhất là nắm các tôn giáo (Cao Đài, Hòa Hảo). Đồng thời, Liên tỉnh ủy miền Tây được thành lập nhằm củng cố vững chắc cơ cấu lãnh đạo phong trào quần chúng ở các tỉnh miền Tây.
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, chính quyền cách mạng và nhân dân tỉnh Cần Thơ bước vào giai đoạn cách mạng mới trong hoàn cảnh và điều kiện mới, chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị bảo vệ Hiệp định Genève và thành quả cách mạng. Quân dân toàn tỉnh ra sức xây dựng đời sống mới, mặt khác, vẫn luôn sẵn sàng chiến đấu chống lại các thế lực phá hoại và chống ảo tưởng hòa bình, ngủ quên trên chiến thắng; ý chí và niềm tin của nhân dân vào cách mạng được củng cố hơn lúc nào hết.
Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, chính quyền nhân dân mới thành lập ra sức củng cố và xây dựng cơ sở cách mạng trong tình hình mới, bên cạnh đó vẫn hết sức đề cao công tác chuẩn bị cho những cuộc chiến mới, bởi vì ngay trong thời điểm đã giành được chính quyền thì tình hình trong nước lẫn quốc tế vẫn rất phức tạp, nhiều thế lực phản động và thù địch vẫn tiếp tục hoạt động và đe dọa chính quyền non nớt mới thành lập.