Ngày trước, việc đi lại và vận chuyển ở khu vực Nam Bộ nói chung, ĐBSCL nói riêng, chủ yếu dùng ghe xuồng trên đường thủy. Vì vậy bên cạnh các loại ghe xuồng phong phú và đa dạng, các quy tắc đi lại trên sông nước cũng được hình thành từ rất sớm.
“Càng đi, càng tìm hiểu và cảm nhận, càng thấy quê hương Cần Thơ rất đẹp và đó cũng là nguồn cảm hứng dồi dào trong sáng tác văn học, nghệ thuật”, soạn giả Trọng Huỳnh (Hội Sân khấu TP Cần Thơ) chia sẻ.
Tiếp theo loạt bài viết về quá trình hình thành, phát triển và những nghệ nhân tiền bối của nghệ thuật đờn ca tài tử (ÐCTT) Nam Bộ, Báo Cần Thơ giới thiệu bài viết về một vài dấu ấn, đóng góp của quê hương Cần Thơ trong tiến trình phát triển của loại hình nghệ thuật này. “Ôn cố tri tân” là cách các nghệ nhân tài tử Tây Ðô hôm nay tiếp bước tiền nhân, đem tiếng đờn lời ca làm rạng danh xứ sở.
Tây Nam Bộ được mệnh danh là xứ sở của những dòng sông với hai dòng chính là sông Tiền và sông Hậu. Nếu tính cả những nhánh sông phụ thì Tây Nam Bộ có 37 con sông với tổng chiều dài 1.708km, cùng 137 kênh rạch lớn có tổng chiều dài 2.780km. Vì thế sông rạch đã để lại một dấu ấn khá đậm nét trong đời sống sinh hoạt tinh thần của người dân nơi đây.
Tính cách người Nam Bộ thường được khái quát là cần cù, chăm chỉ, chí thú làm ăn, lại rất thật thà, chất phác. Ðặc biệt, người Nam Bộ vui tính, lạc quan với nét văn hóa thú vị thể hiện qua nụ cười.
Trong cuộc khẩn hoang vùng đất Nam Bộ, con cọp ghi đậm dấu ấn với bối cảnh: “Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp đua/um”. Cọp ở Nam Bộ có cọp đồng bằng và cọp ở miệt núi cao, với những đặc tính riêng. Với dân gian ÐBSCL, cọp đồng bằng với môi trường sinh sống là rừng thiêng nước độc, sình lầy thuở khẩn hoang, vừa thân thuộc, vừa là mối đe dọa cuộc sống. Mấy câu chuyện thú vị về cọp được lan truyền trong dân gian ÐBSCL nói lên điều đó.
Trong tiếng Việt, nghệ thuật sử dụng vốn từ trong giao tiếp phản ánh một phần giá trị văn hóa của dân tộc. Tác giả Lê Minh Quốc dùng sự học tiếng Việt cùng hơn 40 làm nghề viết lách, đã nghiên cứu thêm nhiều ngữ nghĩa đa tầng gắn liền với văn hóa truyền thống, để hoàn thành bộ sách "Văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt". Sách do NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh vừa ấn hành.
Nếu để lựa chọn món ăn nào tiêu biểu cho người Nam Bộ thì có lẽ, mắm là “ứng cử viên” đứng đầu. “Ăn mắm thấm về lâu”, con mắm đã trở thành một nét văn hóa ẩm thực độc đáo, bản sắc của vùng đất này. Bài viết sau đây xin thuật lại mấy giai thoại về mắm, để thấy được “vị thế” của đặc sản mắm Nam Bộ.
Cung cách giao tiếp, xưng hô của người Nam bộ chẳng những vô cùng phong phú mà còn thể hiện rất rõ nét cá tính của miền Nam. Tùy theo từng đối tượng mà người Nam Bộ có cách xưng phù hợp, đồng thời có những nét riêng thể hiện sắc thái tình cảm đa dạng.
Việt Nam nổi tiếng là đất nước có văn hóa ẩm thực phong phú, từ ẩm thực dân gian truyền thống đến ẩm thực hiện đại cách tân, biến tấu. Vậy nhưng, tiềm năng này chưa được tận dụng thật tốt để khai thác trong các lĩnh vực như quảng bá văn hóa, du lịch... Với điện ảnh, đề tài ẩm thực Việt Nam như “đất vàng” bị bỏ hoang.